4
Cuối cùng cũng thấy nhân viên bưng đồ ra.
Mắt bạn thân tôi sáng rực, như thể vừa nhìn thấy cứu tinh.
Nhân viên đặt lên bàn chúng tôi… một đĩa kem.
Rồi quay lưng đi luôn.
Tiếng chạm của đĩa thủy tinh trên bàn vang lên lanh lảnh, sợi dây nhẫn nại trong đầu tôi cũng “tách” một phát, đứt luôn.
Tôi không nhịn được, hỏi thẳng.
“Anh ơi, bọn em đợi 40 phút rồi, sao chỉ có một đĩa kem?”
Nhân viên liếc tôi một cái, giọng đầy khinh bỉ.
Đ/ọ,c f*u::l/l tạ#i p@age 1! n’gà:y_là%m•c^%ổ:thầ^n
“Tiểu thư, nhà hàng chúng tôi cắt cá hồi tươi ngay tại chỗ, không nhanh như vậy đâu.”
Anh ta nhìn chúng tôi như thể đang nhìn hai đứa nhà quê chưa từng thấy thế giới bên ngoài.
Tôi tức đến mức muốn lật bàn.
“Bị điên à?! Bọn tôi đợi 40 phút, đúng 40 phút! Đủ thời gian để làm nguyên một con cá luôn rồi!”
“Anh bảo chưa xong? Bếp nhà anh xuống biển bắt cá à? Không muốn mở quán thì dẹp đi, coi khách hàng như chó mà đùa giỡn thì vui lắm hả?”
Cô gái bàn bên cũng không nhịn được.
“Bọn tôi đợi cả tiếng đồng hồ rồi! Làm buffet không nổi thì đừng mở!”
Nhân viên nhìn đồng hồ, thở dài lười biếng.
“Ừa, được rồi, để tôi đi hối bếp một chút ha.”
5
Năm phút sau, đồ ăn cuối cùng cũng được mang ra.
Nhưng nhìn sao cũng thấy có gì đó sai sai.
Bạn thân tôi đếm một lần, nhíu mày.
Đếm lại lần nữa, rồi tuyệt vọng thở dài.
Đ;ọ^c fl, tạ!i p*age~1 n#gày–làm”cổ’ thầ@n
“Bọn mình gọi 30 con tôm, lên có 10. Cá hồi gọi 20 lát, lên đúng 10. Cua thì gọi có 2 con, chắc khó ăn bớt quá, phải cảm ơn chúng nó đấy.”
Tôi nhìn hai con cua trên bàn, chết dở, không nói nên lời.
Cua thì đúng là không thiếu.
Nhưng nó cũng không còn sống.
Tôi nhớ, loại hải sản này trước khi chết vài tiếng là bắt đầu phân hủy từ bên trong.
Đ/ọ•c f[u;l]l tạ\i p#age 1{n’gay}-là@m@cổ%thầ~n
Nói trắng ra, cua hấp hối thế này, không ăn được.
Tôi bảo:
“Thôi đừng ăn cua nữa, để qua một bên, mình ăn cái khác.”
Bạn thân tôi chỉ tay ra sau lưng tôi.
Tôi quay đầu lại, nhìn thấy ngay trên tường quán ăn có một tấm biển to đùng:
“Tiết kiệm thực phẩm, nói không với lãng phí. Không ăn hết sẽ bị tính tiền theo giá gốc. Cảm ơn quý khách đã hiểu, chúc quý khách ngon miệng!”
Là một blogger chuyên review quán ăn, tôi không phải chưa từng thấy quán kỳ quặc.
Nhưng đến mức này thì đúng là lần đầu tiên.
Làm buffet không nổi thì đừng mở.
Nếu thấy giá 89 tệ không có lời, cứ tăng giá lên.
Dụ khách hàng vào ngồi chờ, mang ra toàn đồ bỏ đi, ép khách ăn không hết rồi bắt đền tiền, là có ý gì?
Tôi không hiểu nổi.
Không lâu sau, hai bàn bên cạnh cũng có đồ ăn.
Tôi hỏi thử, phát hiện họ cũng bị thiếu món nghiêm trọng.
Cặp đôi kia gọi 6 con hàu, lên có 3 con.
Vậy là hai người mỗi người một con, còn lại… ai thắng thì người đó ăn.
Tôi gọi nhân viên phục vụ lại.
“Đi gọi quản lý của các anh ra đây.”
Anh ta trừng tôi bằng đôi mắt sưng húp, đầy khó hiểu.
“Cô à, cô có vấn đề gì không?”
Tôi nghiến răng, nói rành rọt từng chữ.
“Gọi——quản——lý——ra——đây!”
Quá đáng thật rồi!
6
Quản lý của quán chính là ông chủ.
Một người đàn ông trung niên, bụng bia, tóc hói một nửa, trông có vẻ rất khôn ngoan.
Tôi gom hết chút lý trí cuối cùng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Đ_ọc; f*u|l!l tạ&i p.a#ge 1/ n’gay=là:m’cổ”thầ•n
Từ thái độ khó chịu của nhân viên lễ tân, đến chuyện đợi 40 phút vẫn chưa có đồ ăn, còn thiếu món, rồi đến cả vụ cua chết.
Ông ta cười hì hì, cúi đầu xin lỗi không ngừng.
“Xin lỗi, xin lỗi, hai cô, cua nhà tôi đều tươi cả mà, ăn không sao đâu. Cô xem này, nó còn chưa chết hẳn mà?”
“Nhân viên lễ tân có thái độ không tốt à? Không phải đâu, các cô nghe tôi giải thích. Nhân viên lễ tân của tôi trẻ trung, hồn nhiên, có hơi lỡ lời, không phải cố tình đâu.”
“Phạt tiền vì ăn không hết hả? Ôi dào, thế này nhé, nếu hai cô ăn không hết, tôi chỉ phạt tiền một phần thôi. Nhưng đừng để khách khác biết hai cô được ưu ái thế nhé…”
Tôi vẫn kiên quyết yêu cầu hoàn tiền.
Ông chủ cười khổ.
“Hoàn tiền là không thể hoàn tiền đâu, đời này kiếp này cũng không thể…”
“Thế này nhé, chúng tôi tặng hai cô mỗi người một cái bánh ngọt, mang về ăn, thế có được không?”
“Bánh này không phải loại thường đâu, có tiramisu, red velvet, black forest, toàn hàng cao cấp cả đấy!”
Tôi nhìn theo ánh mắt ông ta, suýt nữa nghẹn thở.
Trong tủ lạnh bên cạnh, một loạt bánh nhỏ màu sắc sặc sỡ, trông như vừa được nhúng qua cả xô phẩm màu.
Loại bánh bán sỉ chưa đến một tệ một cái.
Tôi cười lạnh.
“Không được, hôm nay anh phải cho tôi một câu trả lời rõ ràng.”
“Tôi không cần đồ của quán anh, nhưng tiền anh phải trả lại cho tôi. Anh phục vụ không đúng như quảng cáo, lừa dối khách hàng, giở đủ trò đen tối, vậy tại sao chúng tôi phải bỏ tiền ra?”
Sắc mặt ông chủ đột nhiên thay đổi.
Ông ta nhìn tôi từ trên xuống dưới, giọng đầy khinh miệt.
“Cô là tiên nữ chắc?”
Tôi tức đến bật cười.
Dứt khoát rút điện thoại ra.
“Đừng có lảng sang chuyện khác. Nếu không hoàn tiền, thì để 12345 giải quyết đi.”
Nói xong, tôi cố ý liếc nhìn đĩa cua chết trên bàn.
Đ(ọc) f{u}l[l] tạ#i p*a’ge_1, n/ga:y+là%m~c$ổ^thầ’n
“Một chuyện có thể giải quyết bằng hoàn tiền, lại cứ thích làm lớn, đúng là rảnh quá không có gì làm.”
Thật ra tôi cũng chẳng cần đến 1000 tệ tiền bồi thường.
Dù sao lấy bằng chứng cũng phiền phức.
Nhưng quán này đã không biết điều, thì cũng đừng trách tôi chơi tới cùng.
7
Vừa nghe tôi định gọi tổng đài 12345, ông chủ lộ rõ vẻ hoảng loạn.
Ông ta lập tức đổi giọng, tươi cười xin lỗi, rồi hoàn tiền toàn bộ cho chúng tôi.
Hai sinh viên bàn bên nghe thấy bọn tôi được hoàn tiền, cũng đứng phắt dậy.
“Ông chủ, bọn tôi cũng muốn hoàn tiền, đồ ăn còn chưa kịp ăn được mấy miếng!”
Cậu sinh viên nam nhét tay vào túi quần, bực bội nói.
“Tôi với bạn gái quen nhau hơn hai năm, ăn biết bao nhiêu quán buffet, mà đây là lần đầu tiên gặp chỗ khiến người ta ăn không no!”
Tôi và bạn thân chẳng ăn được gì, bụng đói cồn cào bước ra khỏi quán.
Vừa ra khỏi cửa, tôi chỉ vào quán lẩu cay đối diện.
“Ăn không?”
Bạn thân xoa bụng, mặt méo xệch, giọng yếu ớt.
“Ăn đi, tôi đi cùng bà, tôi no tức rồi.”
8
Ba ngày sau, cứ nhắc đến chuyện này là bạn thân tôi lại chửi sôi máu.
Nhưng đến ngày thứ tư, cô ấy không còn chửi nữa.
Vì cô ấy phát hiện một chuyện còn bực hơn.
Đ—ọ|c ful’l tại p!ag#e 1 n.gày/là;`m c@ổ%thầ&n
Cô ấy lướt thấy video mới của quán.
Trong video, chỉ có một đoạn trích từ camera giám sát.
Góc quay từ trên xuống, tôi trang điểm chỉn chu, ngồi vắt chân trên ghế, miệng đang nói gì đó, nét mặt trông có vẻ hùng hổ.
Bên cạnh là một nhân viên phục vụ mặt đầy bối rối.
Nhìn chẳng khác nào một tên đầu gấu đang bắt nạt người khác.
Dòng caption đi kèm vô cùng cảm động:
“Hai cô tiên nhỏ, gọi hẳn 10 cân tôm ngọt, bắt nhân viên đứng bóc suốt hơn 3 tiếng, lương tâm không thấy đau sao?”
“Từ hôm nay, quán xin ngừng cung cấp dịch vụ bóc tôm, mong quý khách thông cảm!”
Video nhanh chóng vượt ngàn lượt thích.
Phần bình luận toàn lời chửi rủa.
“Một con sâu làm rầu nồi canh, hai đứa không biết xấu hổ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tất cả khách hàng!”
“Đúng chuẩn hình mẫu ‘tiểu tiên nữ’ trong truyền thuyết.”
“Nhìn hai đứa này là biết không phải người tử tế rồi, ông chủ gặp chúng nó đúng là xui xẻo!”
Thậm chí, có người còn đoán già đoán non…
“Tiền ăn của bọn họ có sạch sẽ không?”
Bình luận này còn được ông chủ quán buffet nhấn thích và ghim lên đầu.
Tôi lướt phần bình luận, không nhịn được bật cười.
Làm blogger bao năm, kiểu người gì trên internet mà tôi chưa từng gặp qua?
Quá điển hình.
Bọn họ chẳng quan tâm đến sự thật.
Càng không cần biết đầu đuôi câu chuyện ra sao.
Rõ ràng trong video, bàn chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 10 con tôm.
Rõ ràng nhân viên phục vụ chẳng hề có động tác bóc tôm nào.
Chỉ cần một cô gái trẻ, đang tức giận, mất bình tĩnh—chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để bọn họ hò nhau lao vào cắn xé.